CHÀO MỪNG BẠN TỚI WEBSITE CÔNG TY TNHH MTV KHUÔN MẪU THÁI BÌNH

Tin tức

Nâng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất da giày lên 50%

 

Năm 2012, ngành sản xuất da giày phấn đấu đưa tỷ lệ nội địa hoá đạt trên 50%, tạo nền tảng để tăng tiếp trong các năm tiếp theo nhằm đạt tỷ lệ nội địa hoá từ 60-65% vào năm 2015.

dagiay

Ngành da giày phấn đấu có nhiều hơn nữa doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), nhiều năm qua ngành này phải phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu với tỷ lệ lên đến 70-80%, tuy nhiên, đến nay, ngành đã chủ động được phần lớn nguồn nguyên phụ liệu.

Nhiều lợi ích từ chủ động nguyên phụ liệu

Tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành da giày đang tăng nhỉnh hơn so với những năm trước, giảm mức nhập khẩu nguyên phụ liệu còn khoảng 45% trên tổng giá trị nguyên liệu sản xuất giày và túi xách trong nước. 

Trong đó, chúng ta gần như chủ động hoàn toàn các loại phom giày, chỉ trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải nhập khẩu do có sự phân công lao động trong tập đoàn mẹ. Các loại đế, gót giày tuy phải còn nhập khẩu vật liệu thô như hạt nhựa, các trợ chất nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giày. 

Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước đã chủ động được gần 100% đối với đế cao su. Về phụ liệu trang trí cũng đã chủ động được nhưng cũng còn nhập khẩu đến 40-45%. Sản phẩm da thuộc vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ lệ cao đến 65%.

Ông Nguyễn Chí Trung, Tổng Giám đốc Công ty Giày Gia Định, đánh giá việc làm chủ được nguồn cung tại chỗ, giảm nhập khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong nước. Ngoài việc gia tăng giá trị hàng hóa, lợi nhuận tốt hơn, doanh nghiệp cũng đỡ tốn nhiều chi phí khác nếu như phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài.

Hiện Công ty Giày Gia Định sử dụng 70% nguyên phụ liệu trong nước, chủ yếu sản xuất giày thời trang nữ, xuất khẩu 100%, thị trường EU chiếm khoảng 60%, 40% còn lại vào Mỹ và một số nước châu Á. Trong đó, tỷ lệ làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) khoảng 50%.

Tại buổi làm việc mới đây của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân với Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s), lãnh đạo Biti’s cho biết tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ở các khâu của doanh nghiệp ngày một tăng lên, tuy nhiên, các loại hóa chất dùng cho sản xuất vẫn còn nhập khẩu 40%.

Phù hợp với xu hướng thương mại quốc tế

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Lefaso, đánh giá, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất da giày tại Việt Nam ngày một tăng là do xu hướng chung trên thị trường thế giới. Thay vì phải lo hết mọi khâu như trước đây, hiện nay, nhà nhập khẩu đều có xu hướng chuyển bớt “rủi ro” sang nhà sản xuất. Nội địa hóa vật tư sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, tỷ lệ sai sót và trách nhiệm điều hành sẽ thấp đi.

Mặt khác, để hưởng được ưu đãi từ các hiệp định thương mại, thay vì nhập khẩu nguyên phụ liệu, các nhà nhập khẩu phải chuyển sang sử dụng nguyên phụ liệu trong nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng nội địa hóa của ngành da giày sẽ nhanh hơn các ngành khác. Vì nguyên phụ liệu cho giày dép có tính ổn định, không quá thời trang nên nguyên phụ liệu không cần thay đổi nhiều.

Mới đây, Lefaso đã trình Chính phủ bản Quy hoạch Tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với nhiều giải pháp để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và nguyên phụ liệu trong nước, phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa tăng từ trên 30% hiện nay lên 65 - 75% và đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 19.000 tỷ đồng.

Trong Quy hoạch này, nhiều dự án đầu tư nguyên phụ liệu được đề xuất chi tiết, như đầu tư 5 nhà máy sản xuất da thuộc thành phẩm, quy mô mỗi nhà máy 30 triệu feet vuông/năm, với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng; 2 dự án đầu tư sản xuất vải giả da tráng PU; 2 dự án đầu tư các loại phụ liệu ngành giày, cặp - túi - ví; 3 dự án sản xuất khuôn mẫu dao chặt; 5 dự án đầu tư sản xuất đế giày…

Trong đó, một mục tiêu quan trọng mà Lefaso đặt ra là sẽ có nhiều hơn nữa doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu vì hiện tại chiếm phần lớn vẫn là các nhà đầu tư nước ngoài. Giải quyết tốt bài toán nội địa hóa nguyên phụ liệu thì ngành da giày mới phát triển thật sự vững chắc.

Năm 2012, ngành da giày phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên khoảng 12%, đạt 7,3 tỷ USD; sản phẩm túi xách xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Với thị trường nội địa, ngành dự kiến sẽ cung cấp khoảng 70-75 triệu đôi giày dép, đạt trên 55% dung lượng thị trường, sản phẩm túi xách dự kiến cung ứng khoảng 16-18 triệu chiếc, đạt 62-64% dung lượng thị trường.

Theo Chinhphu.vn

 

Danh mục sản phẩm

Thư viện ảnh

Liên kết

 

 

 


HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mọi thông tin chi tiết về Sản phẩm và Dịch vụ
Quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi


 Skype Me™!

Hotline:   

0909.747.515

(Mr. Huy)

0978.883.005

(Mr. Linh)

Video Giới thiệu










THÔNG KÊ TRUY CẬP

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay71
mod_vvisit_counterHôm qua158
mod_vvisit_counterTuần này734
mod_vvisit_counterTuần trước971
mod_vvisit_counterTất cả277685
Đang online: 3